Những lễ vật trong đám hỏi, đám cưới ở Việt Nam

Lễ ăn hỏi cưới còn gọi là lễ đính hôn là một trong những nghi thức quan trọng thứ 2 sau lễ cưới ở Việt Nam. Ý nghĩ của lễ ăn hỏi cưới là nhà trai xin phép gia đình nhà gái làm con rể và tập gọi bố mẹ xưng con. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang một số lễ vật tới nhà gái để tỏ thành ý. Nhà gái nhận lễ vật ăn hỏi tức là đồng ý công nhận sự gả con gái cho nhà trai. Sau ngày ăn hỏi đôi trai gái có thể được xem là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.

Những lễ vật trong đám hỏi cưới ở Việt Nam bao gồm những gì?

Tùy vào phong tục của mỗi vùng miền mà nhà trai sẽ có những mâm lễ vật đám hỏi khác nhau mang sang nhà gái.

Mục lục nội dung

1. Trầu cau

Trầu cau biểu trưng cho tình nghĩa vợ chồng keo sơn gắn bó là một trong những món lễ vật không thể thiếu trong đám hỏi, đám cưới.

Mâm trầu cau được chuẩn bị đẹp mắt
Mâm trầu cau được chuẩn bị đẹp mắt

2. Bánh phu thê / Bánh cốm

Bánh phu thê tượng trưng cho có đôi có cặp tình nghĩa thủy chung 1 lòng. Ngoài ra có một số địa phương khác lại chọn bánh đậu xanh, bánh chưng và bánh dày làm lễ vật mang sang nhà gái trong ngày ăn hỏi.

Bánh phu thê (xu xê) trong đám hỏi, đám cưới
Bánh phu thê (xu xê) trong đám hỏi, đám cưới

3. Trái cây

Mâm trái cây ngụ ý cho tình yêu của đôi uyên ương luôn ngọt ngào, tươi mới.

Mâm trái cây bố trí đẹp mắt trong lễ vật đám hỏi, đám cưới.
Mâm trái cây bố trí đẹp mắt trong lễ vật đám hỏi, đám cưới.

4. Trà, thuốc và rượu

Dùng để lên bàn thờ tổ tiên ý nghĩa tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên và xin phép tổ tiên cho đôi bạn trẻ đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc.

Trà rượu cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên
Trà rượu cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên

5. Gà – Xôi – Heo quay

Gà và xôi: Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Đây là lễ vật làm đem lại may mắn, sự sung túc trong quan niệm của nhiều người.

Xôi gà trong mâm quả người miền nam
Xôi gà trong mâm quả người miền nam

Heo quay: Tượng trưng cho sự dư dả, sung túc và tài lộc. Ngoài ra còn có quan niệm đây là lời chúc mong cho cô dâu chú rể sớm có em bé và mau phát tài.

Heo quay bê tráp
Heo quay bê tráp

Mâm heo quay đựng heo quay trong bê tráp đám hỏi, đám cưới.

6. Tiền dẫn cưới

Tiền dẫn cưới không có quy định rõ là bao nhiêu mà tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, với ý nghĩa nhà trai muốn chia sẻ một phần kinh phí tổ chức đám cưới với nhà gái.

Tiền sính lễ
Tiền sính lễ

Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, “Con gái là con người ta”. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.

Sính lễ trong đám hỏi đám cưới
Sính lễ trong đám hỏi đám cưới

Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất lư­ợng và số lượng thêm bớt thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa), nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp (số lẻ tượng trưng cho sự phát triển).

4.8/5 - (6 bình chọn)

Đăng bình luận